CÔNG TY LUẬT ANT

Công ty Luật hàng đầu Việt Nam

CÔNG TY LUẬT ANT

Tư vấn pháp lý cho tổ chức công ty và cá nhân

CÔNG TY LUẬT ANT

Tư vấn pháp luật uy tín

CÔNG TY LUẬT ANT

Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp

CÔNG TY LUẬT ANT

Có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Lưu ý về tiền đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động kể từ 01/1/2019

Kể từ 1/1/2019, tiền lương tối thiểu tính đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH ) của người lao động như sau:
Vùng I: 4.180.000 đồng; Vùng II: 3.710.000 đồng; Vùng III: 3.250.000 đồng với, Vùng IV: 2.920.000 đồng.
Đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì tiền lương tối thiểu tính đóng BHXH sẽ cao hơn ít nhất 7% so với mức lương nêu trên.

Bên cạnh đó, các khoản thu nhập không đóng BHXH không thay đổi, bao gồm:
Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động;
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Khoản hỗ trợ xăng xe;
  • Khoản hỗ trợ điện thoại;
  • Khoản hỗ trợ đi lại;
  • Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
  • Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
  • Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;
  • Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
  • Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
  • Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
  • Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Đây là tiền lương và khoản chế độ phúc lợi không tính đóng BHXH của người lao động.
Doanh nghiệp cần nắm rõ các khoản này để có thể thực hiện đúng theo quy định của pháp luật trong năm 2019.
Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của chúng tôi, ANT Lawyers có thể hỗ trợ tư vấn cho cá tổ chức, cá nhân liên quan đến pháp luật về bảo hiểm cho người lao động.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Quy định về hòa giải trong Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại

Trong những năm qua, các vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính luôn có xu hướng tăng mạnh với tính chất ngày càng phức tạp. Khác với các nước phương Tây, ở Việt Nam giải quyết tranh chấp tại Tòa án là biện pháp được sử dụng phổ biến, các hình thức như thương lượng, hòa giải mặc dù có những ưu điểm nhất định nhưng ít được sử dụng. Thực tiễn hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy, quy định pháp luật về hòa giải, đối thoại đã được xây dựng tương đối căn bản trong quá trình cải cách tư pháp; trong đó, có nhiều quy định nhằm khuyến khích tăng cường hòa giải, đối thoại. Và gần đây, Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã được công khai lấy ý kiến từ ngày 01/10/2018.

Để thực hiện hoạt động hòa giải, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập Trung tâm hòa giải, đối thoại chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát trực tiếp của Tòa án nơi đặt Trung tâm. Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Hòa giải viên, Đối thoại viên. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm được bổ nhiệm theo một trong hai hình thức: (1) Chánh án Tòa án nơi đặt Trung tâm phân công Thẩm phán theo chế độ luân phiên; hoặc (2) Các Hòa giải viên, Đối thoại viên bầu trong số các Hòa giải viên, Đối thoại viên của Trung tâm. Nguồn nhân lực được huy động để bổ nhiệm Hòa giải viên, Đối thoại viên được lựa chọn từ các đối tượng: (1) Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên và những người giữ chức danh tư pháp khác đã nghỉ hưu; (2) Cán bộ trung cấp, cao cấp nghỉ hưu; (3) Chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực công tác; và (4) Những người có uy tín cao trong xã hội khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
– Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, trung thực, khách quan;
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Có kinh nghiệm và khả năng hòa giải, đối thoại;
– Tự nguyện thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại.
Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước eo hẹp, công việc của Tòa án quá tải thì việc huy động nguồn nhân lực không thuộc biên chế Nhà nước nhưng đáp ứng những yêu cầu nhất định để tham gia công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án là một trong những yêu cầu cần thiết tạo nên thành công của chế định này.
Phạm vi hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện đối với các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính hoặc các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, hành chính do một hoặc các bên yêu cầu Tòa án hòa giải, đối thoại. Khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 119 Luật Tố tụng hành chính, Tòa án chuyển đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án khi có đủ các điều kiện: (1) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; (2) Người khởi kiện, người yêu cầu không phản đối việc hoà giải, đối thoại trước khi Tòa án xem xét thụ lý theo trình tự tố tụng; (3) Vụ việc không thuộc trường hợp không được hòa giải, đối thoại theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai hình thức hòa giải là hòa giải tiền tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Hoạt động hòa giải, đối thoại theo pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hành chính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hòa giải, đối thoại. Do đó, hòa giải theo Luật này thuộc hình thức hòa giải tiền tố tụng không bắt buộc.
Sau khi tiến hành hòa giải, đối thoại, các bên có thể yêu cầu Tòa án công nhận hòa giải thành, đối thoại thoại thành. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (khoản 8 Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015), nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nội dung này cũng được ghi nhận trong Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại. Kết quả hòa giải ngoài Tòa án được Tòa án ra quyết định công nhận sẽ được cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo pháp luật về thi hành án.
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy, thực hiện hiệu quả cơ chế hòa giải, đối thoại có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, cụ thể là góp phần tăng cường sự đồng thuận trong xã hội; giảm tải số lượng các vụ, việc phải đưa ra xét xử, khắc phục tình trạng quá tải án, tạo điều kiện để tòa án tập trung các nguồn lực nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử. Qua triển khai thí điểm đề án, các Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Hải Phòng đã nhận được hơn 2.500 đơn khởi kiện và đưa ra hòa giải, đối thoại gần 2.400 đơn. Trong đó, có hơn 1.800 đơn đã được hòa giải, đối thoại thành công, đạt tỷ lệ 76,2%. Dự kiến, thời gian tới, ngoài Hải Phòng, đề án sẽ tiếp tục được mở rộng thí điểm tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Long An. Kết quả và kinh nghiệm của đề án sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng Dự án Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.


Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Chuyển Nhượng Dự Án Bất Động Sản Cần Tuân Thủ Nguyên Tắc Nào?

Theo Đ 48, Luật Kinh Doanh Bất Động Sản, việc chuyển nhượng dự án bất động sản cần tuân thủ nguyên tắc sau:
Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh doanh.

Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
  • Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;
  • Không làm thay đổi nội dung của dự án;
  • Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án.
Nếu khách hàng quan tâm tới dịch vụ tư vấn pháp lý trong lĩnh vực bất động sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hãy gửi yêu cầu để luật sư của ANT Lawyers tư vấn.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau; là một loại tài sản vô cùng có giá trị của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu luôn gắn liền với sản phẩm, dịch vụ và có vai trò quan trọng trong việc định hình nên giá trị của doanh nghiệp. Chính vì các giá trị mang lại mà nhãn hiệu luôn là một trong các đối tượng bị xâm phạm nhiều nhất nhằm mục đich làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ hàng hóa giữa các công ty với nhau. Điều này thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng và hình ảnh doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu.


Theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, các hành vi được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, bao gồm:
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, được áp dụng như sau: việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp (giá trị xử phạt vi phạm hành chính có thể lên tới 500.000.000 đồng tùy theo hành vi và giá trị hàng hóa vi phạm); việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xem xét xử lý theo một trong các biện pháp dân sự, hình sự, hành chính.
Khi chủ sở hữu nhận thấy có hành vi vi phạm, có thể nhờ trợ giúp của luật sư, các đại diện sở hữu trí tuệ để tư vấn thu thập chứng cứ và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm này.

Hãy liên hệ công ty luật ANT Lawyers qua hòm thư điện tử luatsu@antlawyers.com hoặc
gọi số Hotline để được tư vấn

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Một số nội dung quy định trong Luật cạnh tranh sửa đổi

Ngày 12/06/2018, Luật cạnh tranh số 23/2018/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 thay thế cho Luật cạnh tranh 2004, gồm 10 Chương và 118 Điều. Luật 2018 đã bãi bỏ, sửa đổi và bổ sung nhiều nội dung mới phù hợp với thực tiễn qua 14 năm thi hành Luật Cạnh tranh 2004, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Về quản lý nhà nước, Luật Cạnh tranh 2018 trao thẩm quyền cho Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh (trước đây là Bộ Thương mại); quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trực thuộc Bộ Công thương trên cơ sở tổ chức lại các cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là một cơ quan vừa thực thi quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh nhưng cũng đồng thời thực thi hoạt động tố tụng điều tra, xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Một trong những nội dung đáng chú ý, Luật Cạnh tranh 2018 cũng thay đổi cách tiếp cận đối với vấn đế tập trung kinh tế khi bãi bỏ  hành vi tập trung kinh tế ra khỏi khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh và thừa nhận tập trung kinh tế là quyền của doanh nghiệp. Do đó, luật không cấm tập trung kinh tế dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan như quy định tại Luật Cạnh tranh 2004. Ngược lại, Luật Cạnh tranh 2018 chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi hành vi tập trung  kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Thị phần chỉ là một trong các yếu tố được xem xét khi quyết định đồng ý hay không đồng ý một vụ việc tập trung kinh tế. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chịu trách nhiệm đánh giá hành vi tập trung kinh tế dựa theo các tiêu chí quy định tại Điều 31, 32 Luật Cạnh tranh 2018. Tác động tiêu cực vá tích cực đồng thời được đưa ra đánh giá. Nếu vụ việc chỉ có tác động tích cực thì không cản trở. Nếu có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực thì Ủy ban có thể vẫn cho phép tiến hành tập trung kinh tế, nhưng kèm theo một số điều kiện để hạn chế tác động tiêu cực. Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới so với quy định của Luật Cạnh tranh 2004 cấm toàn bộ tập trung kinh tế dựa trên thị phần.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 24 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật Cạnh tranh 2018 hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Trước đây với  Luật Cạnh tranh 2004, khi xác định vị trí của một doanh nghiệp trên thị trường có phải là doanh  nghiệp có vị trí thống lĩnh hay không thì chỉ dựa vào tiêu chí thị phần trên thị trường chiếm trên 30%. Thực tế rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường có thị phần chưa tới 30% nhưng vẫn có một sức mạnh thị trường đáng kể và vẫn có thể can thiệp vào thị trường dưới nhiều hình thức. Do đó Luật Cạnh tranh 2018 đã bổ sung thêm yếu tố khác ngoài yếu tố thị phần để xác định doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường, kể cả những doanh nghiệp có thị phần dưới 30% thì cơ quan cạnh tranh sẽ đánh giá xem rằng liệu doanh nghiệp có vị trí sức mạnh thị trường hay không. Pháp luật không cấm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay thậm chí là vị trí độc quyền. Tuy nhiên nếu như doanh nghiệp lạm dụng vị trí đó để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành manh thì hành vi đó sẽ bị cấm. Chính vì vậy việc xác định vị trí của doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp như thế nào trên thị trường là điều kiện tiên quyết để xem xét các hành vi cạnh tranh của họ có bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền bị cấm hay không.
Luât Cạnh tranh 2018 có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.


Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài

Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Tranh  chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là các hoạt động  bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể này được giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại, nếu chúng không giải quyết được bằng thương lượng.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là quyền đương nhiên, các bên tranh chấp không cần phải thỏa thuận. Bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện tại tòa án nước mình, tòa án của bên vi phạm hoặc thậm chí tại tòa án của một nước thứ ba, tùy thuộc tòa án của các nước này có thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp cụ thể đó không. Thẩm quyền của tòa án cũng có thể được xác lập bởi thỏa thuận của các bên, nếu pháp luật tố tụng của nước đó chấp nhận thỏa thuận này. Tuy nhiên, quyết định của tòa án nước này muốn được thi hành tại một nước khác thì phải được nước khác đó công nhận. Bởi vậy, thuận tiện nhất là lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án cũng cần được thi hành. Tòa án công nhận xem xét việc đáp ứng các điều kiện công nhận, nhưng không bao gồm xem xét lại sự việc.
Bên cạnh giải quyết tranh chấp bằng tòa án, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đặc biệt được ưa chuộng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trọng tài chỉ có thẩm quyền nếu được các bên thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có thể là thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trong một văn bản riêng biệt, trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Thỏa thuận phải chỉ định một trung tâm trọng tài cụ thể hoặc một hội đồng trọng tài do các bên thành lập. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu điểm, như được các bên tín nhiệm, thủ tục đơn giản, có thể thỏa thuận nơi tiến hành xét xử, nhất là giữ được bí mật và uy tín của các bên do phiên xét xử không công khai. Phán quyết trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp bị tòa án hủy theo thủ tục hủy quyết định trọng tài, trong đó tòa án không xem xét lại sự việc mà chỉ xem xét việc tuân thủ các điều kiện và thủ tục tố tụng. Phán quyết của trọng tài quốc tế hoặc nước ngoài muốn được thi hành tại một nước khác cũng phải được nước khác đó công nhận. Trong thủ tục công nhận này tòa án cũng không xem xét lại sự việc.